Những thông tin như những lời khuyên sau đây là vô cùng có ích cho sự tham khảo của các bệnh nhân. Bạn nên thực hiện một chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ. Cụ thể:

1. Tránh ăn các chất béo “no”

Khi bạn ăn những chất béo “no”. Trong hóa học, người ta gọi là chất béo mà có công thức hóa học “no”. Các hợp chất này nhiều calo nhưng lại khó chuyển hóa sang các dạng năng lượng hơn thông thường. Do đó, cơ thể dễ bị tích tụ lượng mỡ thừa, dẫn đến béo phì và tăng sự ảnh hưởng xấu cho việc kiểm soát tiểu đường. Các chất béo “no” chứa trong mỡ động vật, do đó cần tránh hoặc hạn chế tới mức tối đa. Với các chất béo “đói”, dễ chuyển hóa hơn trong quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng nên hạn chế và dùng với mức đủ nhỏ theo sự hướng của bác sỹ. Với các trường hợp sử dụng chất béo này. Nếu cơ thể không vận động, vẫn có thể gây ra béo phì.

2. Loại trừ Cholesterol trong bữa ăn

Các loại cholesterol có trong nhiều thức ăn như trứng gà (lòng đỏ), cua, ngao, sò, tôm… Khi bạn ăn nhiều chất có chứa Cholesterol cao, nó sẽ có tác động xấu cho cơ thể của những người bệnh, gián tiếp ảnh hưởng tới kiểm soát tiểu đường của bạn. Hơn nữa, chất này còn gây xơ vữa động mạch nên gây ra các bệnh về tim, huyết áp cao và đột quỵ.

3. Chất xơ và sự hữu dụng

Việc ăn nhiều chất sơ là vô cùng có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường loại 2, nó còn giúp bạn giảm cân do tạo ra cảm giác no. Nó thúc đẩy quá trình hấp thụ đường trong cơ thể. Insulin được tạo ra với những bệnh nhân loại 2 tuy ít, nhưng nó cũng đủ thời gian tạo ra quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể. Do đó, nó gián tiếp làm giảm lượng đường trong máu của bênh nhân. Vì thế bạn nên ăn đủ lượng thức ăn chứa chất xơ như khoai, cơm, sắn, ngô, một số loại trái cây…

4. Tuyệt đối tránh ăn những chất có đường

Với đại đa số các bệnh nhân, việc kiêng ăn đường và các chất chứa đường là vô cùng cần thiết. Nó tránh cho việc lượng đường trong máu tăng lên đột ngột và khó kiểm soát được bệnh của mình. Theo các nghiên cứu mới nhất, với những người không béo phì, và mắc tiểu đường loại 2 có thể không cần kiêng quá mức khi ăn. Đó là một kết quả khả quan hơn cho những bệnh nhân thế này. Tuy nhiên, việc kiêng là vô cùng cần thiết và tất nhiên nó sẽ có lợi hơn.

5. Nên chia nhỏ các bữa ăn

Chúng ta ai cũng biết rằng, cho dù không ăn các loại đường trực tiếp trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, trong thức ăn nó vẫn tồn tại ở các dạng tinh bột khác nhau, đó cũng là một dạng của đường bột. Do đó, nếu chúng ta ăn số lượng ít bữa và mỗi bữa có số lượng nhiều thức ăn, điều này trực tiếp trở ngại cho quá trình chuyển hóa đường. Lý do bởi vì lượng insulin của bệnh nhân tiểu dường loại 2 sẽ không đủ chuyển hóa cho các bữa ăn với số lượng lớn như thể. Khi chúng ta ăn thành nhiều bữa một cách hợp lý, đồ thì đường trong máu sẽ trở nên điều hòa hơn. Nó có biên độ ít dao động hơn, do lượng insulin sản sinh ra là ít như thế có khả năng thích nghi hơn cho sự chuyển hóa. Thậm trí, nhiều trường hợp, bệnh nhân nên tranh thủ ăn vặt hợp lý giữa các bữa nhằm ổn định hơn lượng đường trong máu.

6. Tránh béo phì

Đa phần các bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường loại 2 đều ở tình trạng cao trọng lượng hoặc béo phì. Nó ảnh hưởng xấu cho quá trình giải phóng đường trong cơ thể của bạn. Insulin sẽ giảm tác dụng hoạt hóa của nó với một sự chậm chạp, do đó bệnh nhân mắc bệnh loại 2 vô cùng khó khăn trong việc kiểm soát.
Như vậy, bạn nên có một chế độ ăn uống và sinh hoạt nhằm giảm cân tới một kết quả như mong muốn. Thông thường, với các bệnh nhân dạng này, nếu cân nặng chỉ hụt khoảng 5 kg, dấu hiệu của bệnh hầu như không còn nữa. Thông thường trong xã hội hiện đại, thời gian để chúng ta thực hiện điều này không phải đơn giản. Vì thế tiểu đường và giảm cân là hai hạng mục tưởng chừng như tách rời nhưng nó lại có sự gắn bó vô cùng mật thiết với nhau. Chúng ta điều khiển cân nặng chính là kiểm soát một phần cơ bản của đái tháo đường loại 2. Tuy nó không phải là hoàn toàn như vậy, nhưng ở một góc độ nào đó, nó có mối tương quan mà chúng ta nên suy nghĩ về điều này.

7. Tránh sử dụng rượu, bia và các đồ uống kích thích có hại

Việc sử dụng rượu, bia và đồ uống kích thích có chứa Carbon-hydrat, chúng sẽ làm bệnh nhân không thể kiểm soát được bệnh. Rượu, bia khi được sử dụng vượt quá quy định không những sẽ có tác động tới thần kinh mà chúng còn chứa nhiều calo nên gây ra lượng đường trong máu cao hơn do quá trình chuyển hóa rượu sẽ ngăn cản quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể. Bạn chỉ sử dụng hợp lý các loại đồ uống này khi đã kiểm soát được tốt nhất bệnh và cơ thể không bị béo phì. Có nhiều nghiên cứu cho thấy, tác hại của rượu bằng khoảng hai lần tác hại của chất béo so sánh trong cùng một quá trình trao đổi chất.

8. Sử dụng các loại thuốc chữa bệnh

Khi bạn dùng các loại thuốc chữa bệnh khác khi đang mắc tiểu đường. Bạn nên chú ý theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Với nhiều loại thuốc, có chống chỉ định với các bệnh nhân đái tháo đường, vì nó gây tăng lượng đường trong máu. Tóm lại bạn nên theo sự hướng dẫn của thầy thuốc, bác sỹ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

9. Chăm sóc răng miệng

Các bệnh nhân tiểu đường thường xuyên có nguy cơ cao hơn trong các bệnh răng miệng. Do đó, bạn nên vệ sinh sạch sẽ theo hướng dẫn của bác sỹ và có các chế độ đặc biệt hơn thông thường trong các vấn đề chăm sóc răng miệng.
Ngoài các biện pháp tự làm sạch theo định kỳ, bạn cần phải có một kế hoạch nhất định đến các nha sỹ khám và làm theo sự tư vấn chuyên môn để đạt được một hiệu quả tốt nhất.

10. Với bàn chân

Bàn chân của các bệnh nhân thường bị giảm cảm giác. Thậm trí khi bị thương, sự cảm nhận cũng giảm đi đáng kể. Vì thế, bạn cần có một chế độ quan tâm đặc biệt nhằm duy trì một đôi chân mạnh khỏe hơn.
Bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ và có một chế độ chăm sóc tốt. Thậm trí cần phải thực hiện giảm cân để giảm sức tải cơ thể cho đôi bàn chân. Việc thường xuyên cắt móng chân, đi giầy, và tất bảo vệ vào mùa đông; đi dép mềm an toàn vào mùa hè là các biện pháp hữu hiệu mà các bệnh nhân không thể bỏ qua.
Hãy làm theo các hướng dẫn này của chúng tôi để bạn có thể chăm sóc đôi chân khi bị tiểu đường một cách tốt nhất và hiệu quả nhất.

11. Kiểm soát tình trạng bệnh

Bạn nên có một kế hoạch thử mức độ đường trong máu theo hướng dẫn của bác sỹ. Và bạn nên mua một thiết bị kiểm tra ở nhà để tiện cho việc kiểm soát này. Trong thời điểm hiện tại, bạn sẽ rất đơn giản để có thể có được một thiết bị đo khá chính xác với một chi
tiêu vừa phải.

12. Luyện tập thể dục, thể thao

Khi bạn tập thể dục, nó là phương thức vô cùng có lợi. Nó giúp duy trì hoạt động điều hòa của tim, phổi. Nó giúp cơ thể tăng cường quá trình trao đổi chất. Từ đó làm giảm béo phì, tăng khả năng chuyển hóa đường sang dạng năng lượng. Nó còn giúp cơ thể của bạn tăng cường sức đề kháng và chống lại các bệnh tật khác. Bạn có thể lựa chọn một trong nhiều phương pháp như chạy, đi bộ, bơi, cầu long, bóng đá, bóng bàn… Tóm lại, có rất nhiều môn thể thao đáp ứng đủ cho sự lựa chọn của bạn.

13. Kết hợp dùng thực phẩm chức năng

Đây là một phương pháp vô cùng hiệu quả được hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường sử dụng. Với các sản phẩm đảm bảo và có nguồn gốc từ thiên nhiên, nó sẽ giúp cho các bệnh nhân kiểm soát được bệnh một cách hiệu quả hơn. Hiện nay, Spirulina Chrom là một trong các loại thực phẩm của hãng Blubio. Nó là một trong các sản phẩm của khoa học nay đã và đang được ứng dụng một cách hiệu quả vào thực tế. Bạn chỉ cần tìm hiểu và sử dụng theo sự hướng dẫn của các chuyên gia. Thời gian và công sức của bạn sẽ được tiết kiệm nhiều hơn để có thể kiểm soát được bệnh một cách hiệu quả nhất.

14. Hãy luôn yêu đời và giảm căng thẳng

Ngày nay, những liệu pháp tâm lý đang được các bác sỹ bậc cao đưa vào kết hợp nhằm điều trị bệnh tật nói chung. Và bệnh đái tháo đường cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nhiều kiểm nghiệm đã cho thấy, sự lạc quan yêu đời, tâm hồn thoải mái sẽ ảnh hưởng tốt cho quá trình điều trị bệnh.
Nhiều bệnh nhân thậm trí đã luyện tập các phương pháp ngồi thiền, tập Yoga cho tâm hồn thanh thản, sảng khoái và yêu đời.
Đó là một liệu pháp tâm lý và các bệnh nhân nên tự tạo ra cho cuộc sống của mình. Từ đó duy trì trạng thái tốt hơn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường nói riêng và các bệnh khác nói chung.

Tin tức & Sự kiện khác