Bệnh tiểu đường xảy ra khi tuyến tụy bị tổn thương do đó ảnh hưởng đến quá trình tiết insulin để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Biểu hiện của bệnh là lượng đường trong máu luôn cao. Bệnh này thường rất khó chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu bạn không có những phương pháp điều trị tích cực để kiểm soát bệnh thì nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như suy thận, mù …Hơn thế nữa, bệnh đái tháo đường làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch bao gồm đau tim và đột quỵ.

Lượng đường trong cơ thể

Hầu hết các tế bào trong cơ thể bạn đều có nhu cầu được cung cấp một lượng đường như một nguồn năng lượng không thể thiếu. Khi bạn cung cấp lượng carbohydrates vào cơ thể. Hệ thống tiêu hóa sẽ chuyển hóa carbohydrates thành glucose đi vào máu và nuôi dưỡng các tế bào.

Tuyến tụy có vai trò tạo ra các enzym chảy vào ruột non để chuyển hóa chất dinh dưỡng protein, carbohydrate và các chất béo trong thực phẩm để cung cấp nguồn năng lượng cho các tế bào của cơ thể. Các tế bào trong tuyến tụy giải phóng insulin để đáp ứng kịp thời với sự gia tăng lượng đường trong máu sau khi ăn. Insulin có tác dụng lưu trữ chất dinh dưỡng và ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng quá mức cho phép. Vì vậy nếu tuyến tụy không bị tổn thương và hoạt động bình thường mới đảm bảo cung cấp một lượng chất dinh dưỡng ổn định cho cơ thể bạn. Ở những người khỏe mạnh, insulin ngăn chặn sự gia tăng lượng đường trong máu sau khi ăn. Lượng đường trong máu bình thường trước khi ăn sáng thường dao động từ 70 – 100 mg/dl. Mức độ bình thường của lượng đường trong máu hiếm khi vượt quá 180 mg/dl ngay cả sau bữa ăn.

Giai đoạn trước khi mắc bệnh: Nếu lượng đường tăng cao ở những người không ăn ít nhất trong vòng 8 giờ được gọi là suy giảm đường huyết lúc đói. Giống như những người đã bị bệnh. Những người bị tiền đái tháo đường có xu hướng thừa cân, huyết áp cao và nồng độ lipit bất thường, và có nguy cơ rất cao mắc bệnh tim mạch.

Giai đoạn mắc bệnh: Trước tiên các tế bào của cơ thể trở lên kém nhạy cảm với insulin. Do lượng insulin được sản xuất ra không đáp ứng được nhu cầu cơ thể. Do đó lượng đường trong máu tăng lên, dẫn đến bệnh tiểu đường. Như vậy vấn đề gặp phải của người mắc bệnh này là do tuyến tụy cung cấp quá ít insulin không đáp ứng được nhu cầu tăng lên lượng insulin trong cơ thể. Do vậy những người mắc bệnh tiểu đường có thể được điều trị bằng phương pháp thay đổi chế độ ăn sao cho thích hợp, tập thể dục, và các loại thuốc tăng lượng insulin như sulfonylurea hoặc glinides.

Tin tức & Sự kiện khác